Báo Đồng Nai điện tử
En

Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 20-5-2022 và Đồng Nai cuối tuần số 121

11:05, 19/05/2022

Nhà đầu tư băn khoăn về xu hướng thị trường bất động sản; nhiều doanh nghiệp trông đợi đấu giá các khu đất vàng; đất "giấy tay" gây khó cho nhiều dự án tại Biên Hòa; phóng sự truyền hình về những suất cơm nhân ái dành cho bệnh nhân tâm thần… là những nội dung nổi bật trên Báo Đồng Nai số 4600 ra ngày 20-5-2022 và website Báo Đồng Nai Online.

Nhà đầu tư băn khoăn về xu hướng thị trường bất động sản; nhiều doanh nghiệp trông đợi đấu giá các khu đất vàng; đất “giấy tay” gây khó cho nhiều dự án tại Biên Hòa; phóng sự truyền hình về những suất cơm nhân ái dành cho bệnh nhân tâm thần… là những nội dung nổi bật trên Báo Đồng Nai số 4600 ra ngày 20-5-2022 và website Báo Đồng Nai Online.

Bìa Báo Đồng Nai ra ngày 20-5 và Đồng Nai cuối tuần số 121
Bìa Báo Đồng Nai ra ngày 20-5 và Đồng Nai cuối tuần số 121

* Xu hướng nào cho thị trường bất động sản tương lai?

Vừa qua, cơn “sốt” nhà, đất lan rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước khiến nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư băn khoăn trong dự đoán xu hướng thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022 và năm sau. Cùng với đó, các địa phương đều phải tìm biện pháp để hạ nhiệt giá đất, tránh tạo thành giá “ảo”, gây khó cho các địa phương, doanh nghiệp trong đầu tư các dự án.

* Trông đợi đấu giá nhiều khu đất “vàng”

Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Đồng Nai dự tính sẽ đưa ra đấu giá nhiều khu đất “vàng” để tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo quỹ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các khu đất sắp đấu giá đa số có quy hoạch là đất ở và đất thương mại dịch vụ nên nhiều doanh nghiệp rất muốn sở hữu để thực hiện các dự án.

* Biên Hòa “bối rối” với hàng trăm trường hợp đất “giấy tay”

Hàng trăm trường hợp đất “giấy tay” (mua bán, chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất bằng giấy tay) phát sinh khiến cho quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TP.Biên Hòa gặp rất nhiều khó khăn.

* Lan tỏa tinh thần học Bác trong thanh thiếu nhi

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các lớp đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, tích cực đóng góp cho xã hội bằng những việc làm thiết thực, có sức lan tỏa trong đoàn viên thanh niên và cộng đồng.

* Cần giải pháp dài hơi để giữ chân lao động

Đầu năm 2022, hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai gặp khó khăn khi phải tìm giải pháp cho bài toán thiếu lao động trầm trọng sau đại dịch. Việc thiếu lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khôi phục và phát triển sản xuất của doanh nghiệp hậu Covid-19.

* Mạnh tay xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường

Lâu nay, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để buôn bán đã trở thành “vấn nạn” nhức nhối của TP.Biên Hòa. Qua phản ảnh của người dân, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra tại nhiều đoạn đường đông dân cư, gần các cổng công ty, trường học, quanh các chợ ở TP.Biên Hòa.

* Phóng sự truyền hình: Ấm lòng những suất cơm nhân ái dành cho bệnh nhân tâm thần (xem tại ĐÂY)

Nằm trong chuỗi các hoạt động Tháng Nhân đạo, trong 2 ngày 18 và 19-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức nấu 1.000 suất cơm để phát miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Trung ương II (TP.Biên Hòa).

* BÁO ĐỒNG NAI CUỐI TUẦN ra số 121 với nhiều nội dung thú vị, đặc sắc về các lĩnh vực như đời sống, văn hóa, giải trí, kinh tế…

* Chợ truyền thống dần “hụt hơi”ở đô thị

Ở những vùng nông thôn, chợ truyền thống vẫn là nơi buôn bán chủ yếu bởi nhiều lý do như: thói quen tiêu dùng của người dân, không gian rộng rãi “thuận mua vừa bán”, những đặc tính riêng biệt về văn hóa… Trong khi đó, ở các thành phố, đô thị, chợ truyền thống lại đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các kênh bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi…, cũng như các hình thức thương mại điện tử.

* Doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Từ đầu năm đến nay, thực trạng doanh nghiệp “khát” lao động để khôi phục và mở rộng sản xuất vẫn chưa hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó sau đại dịch, ổn định sản xuất nhưng lại gặp trở ngại lớn vì thiếu lao động.

* Cần giải pháp đồng bộ chống ngập cho đô thị

Chỉ với những trận mưa lớn đầu mùa đã khiến nhiều đoạn đường, khu dân cư của các địa phương trong tỉnh bị ngập, đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Dù cơ quan chức năng đã triển khai không ít công trình chống ngập, mở rộng, cải tạo mương, cống nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn.

* Du lịch không còn lo đại dịch

Ngành du lịch gần như đã được “thoát xác” khỏi đại dịch Covid-19 khi mà nhiều quy định, rào cản trong phòng, chống dịch Covid-19 được gỡ bỏ như: khôi phục các đường bay quốc tế, dừng khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu Việt Nam, không cần xét nghiệm Covid-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, chứng nhận tiêm vaccine của Việt Nam được các nước trên thế giới công nhận…

* Nở rộ các gói truyền hình, xem phim trực tuyến

Thời gian qua, nhất là sau đợt dịch Covid-19, các dịch vụ OTT (nền tảng giải trí trực tuyến), VOD (video trên nền tảng trực tuyến), gói xem phim tại nhà… ngày càng nở rộ.

BĐN

Tin xem nhiều