Báo Đồng Nai điện tử
En

Chọn ưu thế để phát triển

09:12, 31/12/2013

Biết chọn ưu thế riêng để phát triển kinh tế nên sau 10 năm thành lập, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thống Nhất từ hơn 5 triệu đồng/người/năm đã tăng xấp xỉ 29 triệu đồng/người/năm.

 

Biết chọn ưu thế riêng để phát triển kinh tế nên sau 10 năm thành lập, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thống Nhất từ hơn 5 triệu đồng/người/năm đã tăng xấp xỉ 29 triệu đồng/người/năm.

Huyện Thống Nhất nổi tiếng với vùng trồng hoa ở xã Gia Tân 3.
Huyện Thống Nhất nổi tiếng với vùng trồng hoa ở xã Gia Tân 3.

Nhắc đến huyện Thống Nhất, nhiều người nghĩ ngay đến “thủ phủ” chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ. Đây là khu vực tập trung đàn heo tương đối lớn của tỉnh và đa số được nuôi khá bài bản theo hình thức trang trại. Ngoài ra, Thống Nhất còn nổi tiếng với hàng loạt đặc sản, như: rau cần nước, chuối sấy, hoa cảnh...

* Thủ phủ chăn nuôi

 Hiện nay, huyện Thống Nhất là nơi có ngành chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại lớn nhất tỉnh. Toàn huyện có 659 trang trại, trong đó 436 trang trại nuôi heo, 125 trang trại nuôi gà và 98 trang trại nuôi cút. Trải qua nhiều thăng trầm, song chăn nuôi heo, gia cầm của Thống Nhất luôn phát triển ổn định và tổng đàn tăng dần qua từng năm. Tổng đàn heo của huyện hiện trên 263 ngàn con, gà trên 1,2 triệu con và cút 1,4 triệu con. Thời gian qua, giá heo, gà liên tục giảm, nhưng nhiều hộ chăn nuôi đã biết tận dụng cơ hội này để thay đàn nái kém hiệu quả. Do đó, vào quý III-2013, khi giá heo tăng trở lại nhiều trang trại đã có sẵn con giống để tăng lượng heo thịt, nhanh chóng thu hồi vốn và có lời.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gần 22%

Theo UBND huyện Thống Nhất, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện trong năm 2013 đạt 465 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2012 và vượt gần 2% so với nghị quyết đề ra. Trên địa bàn huyện có gần 900 cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Các cơ sở này góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn huyện. Trong đó có những doanh nghiệp đã sản xuất, chế biến sản phẩm để xuất khẩu, giúp nông dân bớt khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, huyện đã quy hoạch 3 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp.

Ông Nguyễn Công Khanh, chủ trang trại heo ở xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), cho hay: “Hơn 10 năm, chăn nuôi trải qua nhiều đợt giá giảm tưởng như trắng tay, song nhờ kịp thời áp dụng khoa học vào sản xuất nên tôi vẫn duy trì được đàn và có lời”. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đồng thời có trang trại chăn nuôi heo lớn tại ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm nói: “Nhiều hộ chăn nuôi ở vùng Gia Kiệm, Gia Tân coi đây là nghề chính nên rất chịu khó học hỏi kỹ thuật mới để tăng năng suất, lợi nhuận. Có thể nói vùng này người chăn nuôi có kinh nghiệm, kỹ thuật đứng đầu tỉnh”. Gần 10 năm về trước, việc chủ các trang trại heo, gà trên địa bàn huyện Thống Nhất xây được nhà lầu, mua xe hơi để chạy còn hiếm thì bây giờ việc này diễn ra khá nhiều.

* Chuyển dịch đúng hướng

Trong 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Thống Nhất chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 10%/năm, kinh tế chuyển dịch từ hướng nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp thành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Cụ thể ngành công nghiệp - xây dựng năm 2004 là gần 11% nay tăng lên hơn 19%; ngành dịch vụ gần 39% nay tăng lên gần 47%; nông - lâm - thủy sản từ hơn 50% giảm xuống còn khoảng 34%. Đến nay, huyện Thống Nhất đã hoàn thành hầu hết các quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu - cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch vùng chuyên canh rau hoa - cây cảnh… Hầu hết các quy hoạch đã được triển khai thực hiện đồng bộ, trong đó quy hoạch các khu - cụm công nghiệp bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, đã triển khai thực hiện được 3 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp đang kêu gọi đầu tư.

Vùng trồng rau cần ở xã Gia Kiệm.
Vùng trồng rau cần ở xã Gia Kiệm.

Thống Nhất là huyện duy nhất của tỉnh hình thành được “ấp tỷ phú” là ấp Lạc Sơn, xã Quang Trung. Nông dân trong ấp này đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ chịu khó, chọn loại cây trồng thích hợp để chuyển đổi nên họ đã vươn lên khá giả. Có tiền, nhiều nông dân tích tụ thêm đất đai lập thành các trang trại để trồng cây công nghiệp, cây ăn trái cho lợi nhuận vài tỷ đồng/năm. Hiện nhiều hộ trong ấp Lạc Sơn có diện tích canh tác từ 10-40 chục hécta. Có điều kiện kinh tế, các hộ tham gia đóng góp làm đường, xây dựng trường học và nhiều công trình công cộng khác... Cụ thể là đường do huyện quản lý sau 10 năm tỷ lệ nhựa hóa tăng hơn 50%, đường xã quản lý tăng hơn 30%. Các trường học được kiên cố hóa 100% và không còn lớp học ca 3. Số hộ nghèo khi thành lập huyện là 13,5%, nay giảm xuống còn 1,8%.

Tăng hơn 1 ngàn đảng viên

Thông tin từ Huyện ủy Thống Nhất, trong 10 năm qua công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phát triển mạnh. Hệ thống tổ chức Đảng được củng cố, kiện toàn từ huyện đến cơ sở, đến nay các xã đều đã có Đảng bộ, không còn ấp trắng, không có đảng viên. Năm 2004, toàn huyện có 664 đảng viên, đến nay tăng lên 1.671 đảng viên. Đồng thời, công tác đào tạo, quy hoạch, thu hút, sử dụng cán bộ được thực hiện đúng quy trình, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị theo hướng chuẩn hóa.

Theo Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Nguyễn Hòa Hiệp, để kinh tế huyện tiếp tục phát triển, thời gian tới huyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tăng lợi nhuận trên một hécta đất sản xuất. Huyện cũng sẽ tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Xây dựng 974 căn nhà tình nghĩa, tình thương

Từ năm 2004 đến nay, huyện Thống Nhất đã vận động bà con trên địa bàn đóng góp xây 974 căn nhà tình nghĩa, tình thương với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng. Để các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo, mỗi năm huyện phối hợp tổ chức dạy nghề cho khoảng 1.300 lao động và giải quyết việc làm cho khoảng 3 ngàn lao động. Nhờ được đào tạo nghề, tạo việc làm, nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định và thoát nghèo.   

Bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại huyện Thống Nhất.
Bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại huyện Thống Nhất.

 

             

Khánh Minh  

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều