Báo Đồng Nai điện tử
En

Không ký tên vào đơn ly hôn, Tòa án mời không đến, pháp luật giải quyết thế nào?

09:05, 23/05/2005

Do cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn kéo dài, tôi đã nhiều lần xin ly hôn, nhưng chồng tôi không ký vào đơn. Gần đây, tôi làm đơn gửi đến Tòa và được Tòa án chấp nhận. Tôi chờ đợi gần 2 tháng mới có giấy mời của Tòa đến giải quyết, nhưng chồng tôi không đi còn tuyên bố sẽ không bao giờ dự, Tòa án làm gì thì làm!...
Bà Nguyễn Thị Cảnh
(Thị trấn Long Thành, huyện Long Thành)

Do cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn kéo dài, tôi đã nhiều lần xin ly hôn, nhưng chồng tôi không ký vào đơn. Gần đây, tôi làm đơn gửi đến Tòa và được Tòa án chấp nhận. Tôi chờ đợi gần 2 tháng mới có giấy mời của Tòa đến giải quyết, nhưng chồng tôi không đi còn tuyên bố sẽ không bao giờ dự, Tòa án làm gì thì làm!

Vậy tôi phải làm gì nữa để giải quyết cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc. Pháp luật có biện pháp gì không?

Bà Nguyễn Thị Cảnh

(Thị trấn Long Thành, huyện Long Thành)

 Những trường hợp như bà, Tòa án đều có biện pháp giải quyết tốt đẹp, đúng quy định của pháp luật không phải là hiếm.

Trước hết, thái độ không tôn trọng văn bản tố tụng của tòa án là điều đáng chê trách mà theo quy định, nhẹ nhất có thể bị xử phạt hành chính.

Theo quy định, việc tống đạt thư mời thông thường được giao trực tiếp cho đương sự. Nếu họ từ chối thì người thực hiện phải lập biên bản, trong đó nêu rõ lý do việc từ chối, có xác nhận của  tổ trưởng tổ dân phố, UBND, Công an xã - phường - thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng (thông thường, cán bộ tư pháp xã, phường làm việc này). Việc này phải làm đúng nguyên tắc để tránh khiếu nại về sau, khi Tòa án xem xét giải quyết vắng mặt.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 200 của Bộ luật tố dụng dân sự, bị đơn (chồng bà) phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án. Nếu vắng mặt  lần thứ 1 có lý do chính  đáng thì phải hoãn phiên tòa.

Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà  vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt.

Như vậy, pháp luật vẫn có cách giải quyết thỏa đáng cho bà. Do vậy, bà cần liên hệ lại với Tòa án, nơi đang thụ lý hồ sơ. Tôi tin sự việc của bà sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

Chúc bà vui khỏe và thành công.

Luật gia Hồ Văn Lưu

 

Tin xem nhiều