Báo Đồng Nai điện tử
En

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển - Hoàng hạc bay bỏ lại khung trời mơ

04:05, 08/05/2020

"Không có gì chua xót hơn, khi phải nói lời chia tay…" - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng viết lời hát mở đầu ca khúc Biệt ca của ông như thế.

“Không có gì chua xót hơn, khi phải nói lời chia tay…” - nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng viết lời hát mở đầu ca khúc Biệt ca của ông như thế.

Tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua đời đêm 6-5 tại nhà riêng ở TP.HCM, thọ 73 tuổi (ông sinh ngày 12-2-1948 tại Tam Kỳ, Quảng Nam) không làm những người thân quá bất ngờ vì ông đã chiến đấu với bệnh ung thư suốt 2 năm qua, song vẫn để lại rất nhiều tiếc thương từ giới văn nghệ sĩ khán giả ái mộ người nhạc sĩ tài hoa tên thật là Hợi này.

* Sống may mắn, ra đi thanh thản

Chị Đinh Phương Thảo (Giám đốc NXB Văn hóa - văn nghệ) ngậm ngùi nhắc lại tâm sự của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển khi biết mình mang bệnh nan y: “Tôi sống lòng rất thanh thản, không có điu gì buộc mình phải bận tâm suy nghĩ. Tôi bị căn bệnh bất trị, lòng cũng không buồn lo. Tôi vẫn tiếp tục viết báo, tiền nhuận bút tiền tác quyền âm nhạc đều đưa hết cho vợ để bà nuôi các cháu nội…”.

Vũ Đức Sao Biển là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm, bao gồm những nhạc phẩm danh tiếng, được sự hâm mộ của giới nghe nhạc như: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Điệu buồn phương Nam... Ông cũng là tác giả của nhiều tuyển tập nhạc (Một ngày cho tình yêu, Thu hát cho người, Điệu buồn phương Nam, Vũ Đức Sao Biển - Năm mươi ca khúc tiêu biểu...) và đã cho ra mắt nhiều đĩa CD nhạc (Thu hát cho người, Hoài niệm Trường Giang, Khúc tình ca phương Nam...). Ngoài sự nghiệp âm nhạc, ông còn là tác giả của nhiều tiểu thuyết, phóng sự, biên khảo, tác phẩm dịch, hồi ký, bút ký...

địa hạt văn đàn, Vũ Đức Sao Biển nổi tiếng là “Nhà Kim Dung học” do ông viết rất nhiều biên khảo về các bộ tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Trên mặt báo chí, ông cũng có một bút danh nổi tiếng là Đồ Bì - tác giả rất nhiều tiểu phẩm trào phúng, châm biếm, hài hước trong hàng chục năm qua. Còn trong lĩnh vực âm nhạc, Vũ Đức Sao Biển gắn liền với rất nhiều tình khúc dịu dàng, êm ái cũng không kém phần da diết, trăn trở khó lý giải về tình yêu, hoài niệm, những suy tư về cuộc sống, về những vùng đất quê hương…

Không ngẫu nhiên mà những cuốn sách cuối cùng được xuất bản gần nhất của Vũ Đức Sao Biển, ngoài Miền Nam sống đẹp viết về mảnh đất Sài Gòn - TP.HCM “ruột thịt” (NXB Văn hóa - văn nghệ), là hai quyển sách về âm nhạc do NXB Trẻ ấn hành cuối năm 2019. Lắng nghe giai điu Bolero là khảo luận nghiên cứu về dòng nhạc bolero từng rất thịnh hành tại miền Nam trước kia được công chúng mến mộ trở lại những năm gần đây. Đêm Gành Hào nghe điu hoài lang là tập nhạc “trăm khúc tình ca” của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. 

Với Miền Nam sống đẹp, tác giả viết những dòng thơ chia sẻ không giấu giếm chuyện mình đang bệnh tật nhưng “May mắn thay, tôi còn cái đầu tư duy. Chưa đến nỗi lẫn lộn Bà Hom ra Bà Đim. Và còn có hai bàn tay gõ lên bàn phím. Những buồn vui đời làm báo, tuổi già”. Như một dự cảm để lại cho đời, Vũ Đức Sao Biển cũng “tóm tắt” cuộc đời ông với bốn câu thơ mà nay đọc lại, người viết không khỏi rưng rưng:

“Tôi lớn lên từ lũy tre, đồng ruộng quê ta.

Tôi vào đời với hai bàn tay trắng.

Ngẫm nghĩ lại, tôi thấy mình may mắn.

Được làm người với phẩm giá con người...”

* Những bài tình ca còn mãi

Giở lại tập sách Lắng nghe giai điu Bolero của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, bỗng cảm kích sâu sắc khi tác giả rõ là một trong những người hiếm hoi nghiên cứu về dòng nhạc bolero với đầy đủ tư cách, kiến thức, kỹ năng, bề dày sáng tác. Trên hết, Vũ Đức Sao Biển viết cuốn sách này với tất cả sự đam tình yêu dành cho bolero khi ông dựng lại hành trình phát triển gồm cả thành công lẫn những “đim yếu kém cố hữu” của bolero. Tác giả kêu gọi việc hiểu đúng bản chất dòng nhạc này làm mới bolero để “hướng đến tương lai”.

Tranh minh họa của họa sĩ Minh Hải trong cuốn sách nhạc Đêm Gành hào nghe điệu hoài lang (NXB Trẻ)
Tranh minh họa của họa sĩ Minh Hải trong cuốn sách nhạc Đêm Gành hào nghe điệu hoài lang (NXB Trẻ)

Khi viết lời tựa cho tập nhạc Đêm Gành Hào nghe điu hoài lang, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trải lòng: “Tình ca là tấm gương phản chiếu trung thực tình cảm trí tuệ của âm nhạc ca khúc một dân tộc. Nó là một giá trị văn hóa tươi đẹp và nhân văn; nối kết trái tim con người nới rộng thể tích tâm hồn”.

Ông bày tỏ rằng những ca khúc mình đã viết trên năm chục năm qua là “để cám ơn cuộc sống công chúng đã tặng tôi biểu tượng Nhạc sĩ Sol Vàng 2018. Đây là những ca khúc viết về đất nước tươi đẹp, quê nhà thân ái tình yêu của đời mình. Tôi tin là bạn tìm thấy sự đồng cảm giữa bạn tôi”.

Vẫn là dự cảm tiên lượng cho chuyến đi xa, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết: “Nắng đã về chiều chỉ mong đêm khoan vội đến, nhưng đêmđến thì cũng là sự chuyển hóa bình thường của thời gian. Cái chính là ta có thể để lại được cái gì làm đẹp, làm vui cho cuộc sống mà ta đã từng có mặt”. Qua đó, công chúng hiểu vì sao người nhạc sĩ đã viết nên những câu hát thiết tha tuyệt đẹp như “Về phương Nam lắng nghe cung đàn thao thức vọng dưới trăng mơ màng. Rồi theo sóng Cửu Long nhớ nhung dâng tràn. Chợt thương con sáo bay xa bầy. Sương khói buồn để lại lòng ai. Con sáo sang sông. Sáo đã sổ lồng...” (Điu buồn phương Nam).

Khi đến tư gia nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển để thắp nén hương tiễn ông, tôi nghĩ đến hình tượng “một cánh hoàng hạc bay và bỏ lại khung trời mơ” (từ ca khúc nổi tiếng nhất của ông: Thu, hát cho người). Và lại nhớ lời ông để lại: “Người ta có thể mất đi nhưng những bài tình ca đẹp thì vẫn còn mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người nghe”.

Trung Nghĩa (7-5-2020)

Tin xem nhiều