Báo Đồng Nai điện tử
En

Phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

09:06, 22/06/2021

(ĐN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(ĐN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa TP.Biên Hòa
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa TP.Biên Hòa

Quyết định xác định rõ, tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của LHQ. Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) giảm chi phí, tăng năng suất của DN, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, DN tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số được phê duyệt cũng xác định rõ 5 mục tiêu đến năm 2025.

Thứ nhất là phấn đấu cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội. Trong đó, cơ quan nhà nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính phục vụ xã hội trên phạm vi toàn quốc…

Thứ hai, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội. Trong đó, người dân, DN và các tổ chức khác có thể dễ dàng tham gia ý kiến đóng góp cho hoạt động của cơ quan nhà nước, phản ảnh những vấn đề của xã hội xung quanh mình tới cơ quan nhà nước và nhận được ý kiến phản hồi về sự tham gia, kết quả tham gia của mình…

Thứ ba, vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước. Trong đó, cơ quan nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn.

Thứ tư, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo đánh giá của LHQ...

Thảo Lâm

Tin xem nhiều