Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhận biết và phòng bệnh đậu mùa khỉ

06:07, 25/07/2022

(ĐN) - Sau khi Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn.

 

(ĐN) - Sau khi Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn.

Nhân viên y tế hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng.
Nhân viên y tế hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng.

Theo đó, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam rất lớn do nước láng giềng là Campuchia đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đầu mùa, đó là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. Các biến chứng có thể gặp là nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc, mất thị giác.

Bệnh lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp như: che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay…

Hạnh Dung

Tin xem nhiều