Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiên Nga - rưng rưng tình yêu đất nước

07:12, 30/12/2017

Vở nhạc kịch Tiên Nga của sân khấu Idecaf khép lại năm 2017 với 12 suất diễn tại Nhà hát Bến Thành (sẽ còn diễn thêm 8 suất vào tháng 1-2018), ngay lập tức được xem là vở diễn đặc biệt nhất trong năm 2017 của làng kịch nói phía Nam.

Vở nhạc kịch Tiên Nga của sân khấu Idecaf khép lại năm 2017 với 12 suất diễn tại Nhà hát Bến Thành (sẽ còn diễn thêm 8 suất vào tháng 1-2018), ngay lập tức được xem là vở diễn đặc biệt nhất trong năm 2017 của làng kịch nói phía Nam.

Lê Khánh (vai Kim Liên) trong vở Tiên Nga. Ảnh: D.P
Lê Khánh (vai Kim Liên) trong vở Tiên Nga. Ảnh: D.P

Tiên Nga là tác phm mà đạo din - NSƯT Thành Lc đã p trong rt nhiu năm, là v din được hình thành t truyn thơ Lc Vân Tiên ca Nguyn Đình Chiu, là s kế tha và hp son ca các tác gi: NSND Nguyn Thành Châu - Nguyn Th Minh Ngc - Nguyn Hng Dung; biên kch: Thành Lc.

Những con người như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên, Trịnh Hâm, Vương Tử Trực, Võ Công, Bùi Kiệm…; những câu thơ: “Trước đèn xem truyện Tây Minh/ Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le…”,  “Ai ơi lẳng lặng mà nghe/ Dữ răn việc nước, lành dè thân sau/ Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”… có lẽ đã quá quen thuộc và đôi khi trở thành câu nói cửa miệng về vấn đề nào đó của người dân Nam bộ. Với người Nam bộ, truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính nhân văn sâu sắc của tác phẩm, là chuẩn mực cho đạo làm người và đề cao nhân nghĩa ở đời. Nhạc kịch Tiên Nga vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của tác phẩm nhưng qua bàn tay dàn dựng có nhiều đột phá của đạo diễn Thành Lộc, Tiên Nga tiếp tục kế thừa và nối dài những suy nghĩ nhân văn và nóng bỏng tính thời sự mà con người thời nay vẫn cảm nhận và tiếp tục đau đáu.

Tình yêu đôi lứa qua mối tình của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga vẫn là sợi chỉ xuyên suốt vở diễn. Mối tình đó trở nên cao đẹp khi chuyên chở được những thông điệp ý nghĩa, đó là sự thủy chung, son sắt, trọng nghĩa khí, nghĩa tình. Con người biết sống hướng thiện, biết sống đúng đạo lý làm người thì dù có trở ngại, sóng gió đến đâu sẽ cập được bến bờ hạnh phúc.

Nhưng Tiên Nga nào ch có tình yêu, đạo hiếu, nhân nghĩa mà trong đó còn có mt tình yêu đất nước, quê hương vô b bến, mt khát khao hòa bình cho nhân loi mà có l thi đại nào con người cũng nguyn cu.

Tình yêu đó được hiện thực hóa qua hình ảnh Kim Liên, Kiều Nguyệt Nga. Nào phải là anh hùng, trượng phu, mỗi con dân bé mọn trên nước Việt đều có thể mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước vĩ đại, đều có thể xả thân mình vì nghĩa lớn. Ý tứ đó thể hiện trong việc xây dựng hình ảnh Kim Liên của đạo diễn khiến người xem rưng rưng. Khi Nguyệt Nga trầm mình để giữ khí tiết, sau phút hoảng loạn Kim Liên đã quyết thay người chị kết nghĩa một mình bôn ba đối diện với giặc Ô Qua. Người con gái đất Việt chân yếu tay mềm đối diện với quân xâm lược, hình ảnh đó khiến người xem quặn thắt. Đó là lớp diễn xuất sắc của vở diễn và tạo nên những rung cảm mạnh mẽ. Thành Lộc (vai Nguyễn Đình Chiểu) và Lê Khánh (vai Kim Liên) trong lớp diễn này đã tạo nên một bối cảnh phi không gian, thời gian. Nỗi đau của người viết (Nguyễn Đình Chiểu) xé lòng khi chứng kiến nhân vật của mình đơn độc chiến đấu với quỷ dữ. Một lớp diễn mà người xem hoàn toàn bị cuốn vào những cao trào. Bất cứ khi nào nhân vật có chút chông chênh, Nguyễn Đình Chiểu đã xuất hiện để truyền thêm sức mạnh. Người con gái đất Việt đã ngã xuống bởi trăm ngàn mũi giáo của bọn giặc dữ, nhưng cô đã làm sáng bừng lên tình yêu quê hương đất nước. Một lớp diễn khiến người ta rơi nước mắt nhưng truyền được cảm xúc mãnh liệt về tinh thần dân tộc, ý chí kiên cường bảo vệ đất nước…

 Nói v Tiên Nga, có rất nhiều điều để nói. Đó là âm nhạc được đầu tư với sự chỉ huy của nhạc sĩ Đức Trí, mỗi đêm diễn đều có ban nhạc và dàn bè hỗ trợ cho vở diễn ngay tại sân khấu. Cảnh trí đẹp, trang phục đẹp, phù hợp. Thiết kế sân khấu, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hỗ trợ đắc lực cho từng cảnh diễn. Dàn diễn viên cứng nghề với “dàn bao” cực kỳ vững chãi như: NSƯT Thành Lộc (Nguyễn Đình Chiểu - người dẫn chuyện), NSƯT Hữu Châu (Võ Công), Lê Khánh (Kim Liên), Đình Toàn (Bùi Kiệm)...  đã hỗ trợ tốt cho các diễn viên trẻ Lê Phương (Kiều Nguyệt Nga), Dương Cường (Lục Vân Tiên), Lương Thế Thành (Vương Tử Trực), Vân Trang (Võ Thể Loan)… hoàn thành tốt vai diễn và tỏa sáng.

Một vở diễn cho người xem những giây phút thăng hoa thật sự với nghệ thuật. Không chỉ khóc cười cùng với những số phận trên sàn diễn mà cảm xúc như vẫn còn lưu luyến, trăn trở mãi với vai trò người con đất Việt. Hình ảnh cụ Đồ Chiểu trao truyền lại ngọn bút “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” cho thế hệ sau như lời nhắn gửi con cháu hãy tiếp tục sống vì những điều tốt đẹp và chiến đấu không khoan nhượng với tiêu cực. Và với ý nghĩa vượt trên giới hạn một vở diễn giải trí thông thường, Tiên Nga góp phần tạo thêm niềm tin cho khán giả với sân khấu kịch nói thành phố đang trong tình hình khó khăn thời gian qua…

Trí Trọng

Tin xem nhiều