Báo Đồng Nai điện tử
En

Tháng tư, từ một cái nhìn thực tế

10:04, 26/04/2019

1. Hằng năm vào những ngày tháng Tư lịch sử, trong khi đa số người Việt Nam chân chính ở trong cũng như ngoài nước đều hân hoan nhớ về một khoảng thời gian có tính bước ngoặt của dân tộc Việt Nam, thì một số ít người khác lại nhìn sự kiện 30-4 theo cách nghĩ khác, ngược với quy luật phát triển của xã hội.

1. Hằng năm vào những ngày tháng Tư lịch sử, trong khi đa số người Việt Nam chân chính ở trong cũng như ngoài nước đều hân hoan nhớ về một khoảng thời gian có tính bước ngoặt của dân tộc Việt Nam, thì một số ít người khác lại nhìn sự kiện 30-4 theo cách nghĩ khác, ngược với quy luật phát triển của xã hội.

Những người này, gọi những ngày tháng tư 1975 là “tháng 4 đen”, rồi mặc đồ rằn ri, đeo huy chương, giương cờ vàng ba sọc đỏ, tổ chức kỷ niệm, đăng đàn diễn thuyết, viết báo, xuất bản hồi ký, ca ngợi quân đội cộng hòa, hờn trách đồng minh, chửi cộng sản, xuyên tạc sự thật lịch sử, thề sẽ lấy lại “đất nước đã mất”... Nhìn những người này, đang “diễn tuồng chính trị”, những người Mỹ có chút hiểu biết về chiến tranh Việt Nam mỉm cười khinh bỉ; còn những người Việt có thể diện, có nhận thức đúng, cảm thấy ngượng ngùng trước trò hề chính trị của những người cùng dòng máu với mình. Họ ngượng trước nhân dân Hoa Kỳ vì cũng như họ, những người này được nước Mỹ cưu mang, có người hằng tháng nhận trợ cấp xã hội từ tiền thuế của người dân Hoa Kỳ nhưng lại có những việc làm chạm vào nỗi đau lịch sử của Hợp chủng quốc - “Hội chứng Việt Nam” - Nỗi đau không nguôi của giới tinh hoa Hoa Kỳ suốt mấy chục năm qua.

Hẳn những người thiếu thức thời ấy, còn nhớ những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự của Việt Nam Cộng hòa với sự hà hơi tiếp sức của Hoa Kỳ đã từng lớn giọng tuyên bố: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến sông Bến Hải”, “Thề sẽ lấp sông Bến Hải, tiền phong Bắc tiến”... Nói là nói như vậy. Nhưng với sự giúp sức của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh, họ không thể nào tiến được mấy thước đất để vượt qua vĩ tuyến 17 - nỗi đau chia cắt của dân tộc Việt Nam. Ấy vậy mà giờ đây, còn có những kẻ mang đầu óc “phục thù”, “rửa hận”, lập đảng chính trị, phong trào này, phong trào nọ, tập hợp lực lượng và thề sẽ “đưa quân về phục quốc!”. Nực cười thay cho những kẻ ngớ ngẩn, ôm giấc mộng hão huyền, không chịu học bài học cay đắng của những Hoàng Cơ Minh, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy... khi tưởng mình sẽ chiến thắng Nhà nước Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, làm sao họ có thể thắng được chính nghĩa sáng ngời của nhân dân Việt Nam.

2. Trong khi một số ít người còn suy nghĩ miên man trong ảo tưởng, thì ông Richard Nixon - người đề ra học thuyết Domino, vị Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ trong hồi ký No more Việt Nam, nghĩa là “Không có thêm Việt Nam”, đã viết rằng: “Học thuyết Domino là một ảo tưởng, một sai lầm lớn của Hoa Kỳ”. Ông Nixon cho rằng, sai lầm, sai lầm lớn nhất của Hoa Kỳ là tập trung hỏa lực đánh phá miền Bắc, trong khi đó ở miền Nam, họ cũng không thể kiểm soát được tình hình, mặc dù quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm ấy có lúc lên đến 530 ngàn binh sĩ. Cuối cùng, ông ấy kết luận: “Thất bại ở Việt Nam làm hoen ố lý tưởng của chúng ta, làm suy yếu tinh thần và ý chí của chúng ta”.

Còn ông Mc Namara, người từng làm bộ trưởng quốc phòng cho cả hai đời Tổng thống Kennedy và Jonhson, trong hồi ký của mình, ông ta đã viết: “Tôi cho rằng, nếu chúng ta muốn học hỏi những bài học về Việt Nam, những bài học rút ra từ chiến cuộc thì trước hết, chúng ta phải xác định những thất bại của mình”. Một trong những nguyên nhân thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam, được vị cựu bộ trưởng rút ra là: “Chúng ta đánh giá sai các ý đồ của đối phương về địa lý, chính trị... Việc tính toán sai lầm, phản ánh sự thiếu hiểu biết của chúng ta về lịch sử, văn hóa, chính trị của nhân dân Việt Nam, về tính cách và cách ứng xử của họ... Chúng ta đã đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong việc huy động nhân dân chiến đấu và chết cho niềm tin và các giá trị của họ...”. Sau khi chỉ ra những nguyên nhân thất bại, ông Mc Namara, người từng được Đại tướng Võ Nguyên tiếp kiến hai lần ở Hà Nội đã chân thành bày tỏ: “Những bài học về Việt Nam, rõ ràng là từ đây Hoa Kỳ không thể và không nên can dự vào bất cứ cuộc tranh chấp nào!... Cầu Chúa phù hộ cho chúng ta thông thuộc các bài học kinh nghiệm về chiến tranh Việt Nam”.

Còn ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ, người từng lái máy bay dẫn đầu phi đội 24 chiếc Skeyraide ném bom miền Bắc vào tháng 2-1965 và đến tháng 4-1975, ông ấy đã tập hợp 3 ngàn người Công giáo ở vùng ven Sài Gòn với tuyên bố sẽ tử thủ, biến Sài Gòn thành một Stalingrad, nhưng cuối cùng ông ta cũng tháo chạy sang Hoa Kỳ. Thế nhưng sau khi nhận thức lại, ông ấy đã phát biểu với báo chí: “Từ máy bay nhìn xuống TP.Hồ Chí Minh, tôi đã khóc vì đã tìm lại được quê hương của mình”. Một người từng là Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa có lần bộc bạch: “Trong chiến tranh Việt Nam, miền Bắc đã thắng, vì không thể cho người Mỹ giải quyết chiến trường một cách nhanh chóng. Tôi cũng phải nhắc lại rằng, trong cuộc chiến ấy, người Mỹ đã luôn đứng trước sân khấu làm kép nhất. Vì vậy, ai cũng cho rằng, thực chất đây là một cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”...

Cỡ như ông Nguyễn Cao Kỳ còn phải chua chát thú nhận mình là kẻ đánh thuê, thì những kẻ từng tùng sự dưới trướng của các ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu là gì chứ?”

Vì vậy, khi nhìn những người Việt lưu vong ở Hoa Kỳ bày ra những trò diễn tuồng chính trị, ông Nguyễn Cao Kỳ đã nói: “Tôi cùng với họ chứ và họ cũng như tôi, cũng mong có chiến thắng để thống nhất xứ sở. Nhưng tôi và họ đã không làm được và những người anh em phía bên kia đã làm được, thì phải chấp nhận sự thật lịch sử. Chứ đừng nói chuyện phục quốc này, phục quốc nọ. Đất nước này, có mất cho thằng Tây, thằng Tàu nào đâu mà phải phục quốc?”.

3. Trong khi những nhà lãnh đạo tối cao của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa thú nhận họ đã thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà ngày 30-4 là đỉnh cao của sự thất bại ấy, khi Đại sứ Martin cuốn lá cờ sao vạch bước lên trực thăng rời khỏi Sài Gòn. Lúc bấy giờ, ở các vùng ven đô thành Sài Gòn, các loại pháo hạng nặng và pháo cao xạ tìm nhiệt của năm cánh quân, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đang giương cao hướng về Sài Gòn nhưng họ đã không nổ súng để các máy bay trực thăng của Hoa Kỳ từ Sài Gòn bay ra các hạm đội của Mỹ ở biển Đông.

Trong những chiếc máy bay cuối cùng chở những người Việt di tản, hẳn trong đó có những người đang giương cao ngọn cờ chống cộng, đòi xóa bỏ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cứ thử hình dung, nếu lúc đó, quân giải phóng nổ súng thì số phận của họ sẽ ra sao? Nên nhớ, những người cộng sản luôn mang trong mình tính nhân văn – nhân đạo theo truyền thống của người Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống và tư tưởng ấy, lúc nào, bao giờ cũng tỏa sáng bằng tinh thần: “Lấy chí nhân thay cường bạo/ Đem đại nghĩa thắng hung tàn...”

Cho nên những ảo tưởng của một số ít ai đó đang ở nước ngoài hoặc trong nước với ý đồ muốn phục quốc, rửa hận, hãy suy nghĩ lại. Bởi những suy nghĩ lệch lạc ấy chỉ là một ảo tưởng của những người không thực tế.     Mai Sông Bé

Tin xem nhiều