Báo Đồng Nai điện tử
En

Để không còn xảy ra những trường hợp trượt… hy hữu

08:08, 13/08/2022

1. Tuần qua, câu chuyện về một học sinh giỏi của tỉnh Cà Mau ngủ quên trong phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dẫn đến bị điểm liệt môn Tiếng Anh, không đậu tốt nghiệp gây xôn xao dư luận. Trên diễn đàn mạng, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra, người bênh vực cho rằng giám thị thiếu trách nhiệm, người trách móc nam sinh sao lại lỡ ngủ quên ở một kỳ thi quan trọng, quyết định đến tương lai của mình.

1. Tuần qua, câu chuyện về một học sinh giỏi của tỉnh Cà Mau ngủ quên trong phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dẫn đến bị điểm liệt môn Tiếng Anh, không đậu tốt nghiệp gây xôn xao dư luận. Trên diễn đàn mạng, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra, người bênh vực cho rằng giám thị thiếu trách nhiệm, người trách móc nam sinh sao lại lỡ ngủ quên ở một kỳ thi quan trọng, quyết định đến tương lai của mình.

Giải trình về sự cố hy hữu này, giám thị nói mình không sai vì đã làm đúng quy trình, quy định trong phòng thi. Hơn nữa, trong phòng thi, có khá nhiều thí sinh cùng gục mặt xuống bàn nên không biết thí sinh nào ngủ thật, thí sinh nào chỉ vì mệt mỏi hay đã làm bài xong tranh thủ nghỉ ngơi.

Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên đã tham gia làm công tác coi thi tốt nghiệp THPT, đúng là trong phòng thi, bên cạnh những thí sinh nghiêm túc làm bài, còn có một số thí sinh vì nhiều lý do thường gục mặt xuống bàn. Có em vì quá mệt mỏi thiếp đi, ngủ không phải là hiếm gặp. Ở tình huống như thế, cách tốt nhất là giám thị nên hỏi han tình trạng của thí sinh. Điều này vừa không vi phạm quy chế vừa giúp thí sinh nếu có ngủ quên, thức dậy tiếp tục làm bài, tránh tình trạng đáng tiếc như đã xảy ra với thí sinh ở Cà Mau.

2. Vụ việc nam sinh ngủ quên nên dù có điểm số các môn thi rất cao nhưng vì bị điểm liệt môn Tiếng Anh đã không đậu tốt nghiệp THPT, phải nghỉ ở nhà 1 năm chờ đợi kỳ thi năm sau cho thấy, áp lực đối với các em trước mỗi kỳ thi rất lớn. Dù là một học sinh giỏi nhiều năm liền, nhưng phải trải qua 2 năm học bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19 cùng tâm lý lo lắng, căng thẳng khiến việc chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi không tốt. Việc phân bổ thời gian học tập, nghỉ ngơi không khoa học, nhất là ở giai đoạn nước rút khiến không ít học sinh mệt mỏi. Bên cạnh đó, vụ việc còn cho thấy tâm lý chủ quan của thí sinh khi làm bài thi hoàn toàn ra nháp mà quên làm chính thức vào bài thi theo nguyên tắc dễ làm trước khó làm sau. Đến khi hết giờ, dù thí sinh có xin điền đáp án từ giấy nháp sang bài thi chính thức, giám thị cũng không dám quyết định cho phép vì sợ vi phạm quy chế thi.

3. Kỳ thi tốt THPT đã khép lại với tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp của cả nước là 98,57%. Đây là tỷ lệ cao, cho thấy những nỗ lực của hệ thống chính trị nói chung và ngành GD-ĐT nói riêng trong việc tổ chức một kỳ thi nghiêm túc, an toàn. Tuy vậy, với những trường hợp hy hữu như trên là vấn đề rất cần đội ngũ giám thị và thí sinh các địa phương rút kinh nghiệm để ở những kỳ thi sau, không còn xảy ra những trường hợp đáng tiếc tương tự.

Minh Ngọc

Tin xem nhiều