Báo Đồng Nai điện tử
En

Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật hoang dã!

11:08, 08/08/2011

Khoảng 3-4 năm gần đây, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh. Việc nuôi nhốt ĐVHD có nguy cơ lây lan các dịch bệnh sang người. Để rõ thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với bác sĩ LEANNE CLARK của Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD (WCS).

Bác sĩ Leanne Clark. Ảnh: HG
Bác sĩ Leanne Clark. Ảnh: HG
Khoảng 3-4 năm gần đây, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh. Việc nuôi nhốt ĐVHD có nguy cơ lây lan các dịch bệnh sang người. Để rõ thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với bác sĩ LEANNE CLARK của Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD (WCS).

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 900 trang trại gây nuôi ĐVHD với trên 100 ngàn cá thể. Trong đó, nhím và heo rừng là hai loại được nuôi nhiều nhất. Thời gian qua đã xuất hiện một số loại bệnh trên kỳ đà, nhím, song chưa có nghiên cứu cụ thể nào về dịch bệnh trên ĐVHD và cách phòng trị.

* Phóng viên: Gần đây có những thông tin cho rằng đa số các dịch bệnh lây lan từ động vật sang người có nguồn gốc từ ĐVHD. Thực hư điều này ra sao, thưa bác sĩ?

 

Nuôi nhốt ĐVHD nguy cơ lây bệnh qua người rất cao .Trong ảnh: Gấu được nuôi nhốt của một hộ dân ở phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa).
Nuôi nhốt ĐVHD nguy cơ lây bệnh qua người rất cao .Trong ảnh: Gấu được nuôi nhốt của một hộ dân ở phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa).
Người chăn nuôi ĐVHD cần phải nhận thức được sự nguy hiểm từ việc lây truyền dịch bệnh sang cho người. Nhiều nông dân tin rằng ĐVHD chẳng mang bất kỳ bệnh dịch gì là không đúng. Đại dịch SARS là ví dụ điển hình về sự nguy hiểm của bệnh từ cầy, chồn lây sang con người qua quá trình giết mổ con vật này để tiêu

- Bác sĩ Leanne Clark: Điều này là chính xác. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khoảng 71% dịch bệnh lây lan từ động vật sang con người có nguồn gốc từ ĐVHD. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến việc những bệnh dịch này truyền thế nào từ ĐVHD sang con người. Trong môi trường tự nhiên thì ĐVHD rất hiếm khi tiếp cận với con người. Bệnh dịch chỉ xảy ra khi con người can thiệp vào sự cân bằng tự nhiên thông qua những việc, như: chặt phá rừng, làm những con đường đi qua khu vực hoang dã, săn bắt ĐVHD để ăn, làm vật nuôi, sử dụng làm thuốc. Đây chính là nguyên nhân xảy ra bệnh dịch. Để hạn chế sự lây truyền này, ĐVHD cần phải được sống trong tự nhiên.

* Việc phát triển nhanh các trang trại nuôi ĐVHD có ảnh hưởng nhiều đến việc lây lan dịch bệnh sang người không?

- Theo tôi, sự phát triển nhanh chóng của các trang trại nuôi ĐVHD là điều đáng lo ngại. Khi nhiều ĐVHD bị tập trung lại để nuôi nhốt trong các trang trại thì vấn đề về y tế, vệ sinh trở thành vấn đề đáng lưu ý. Chúng ta chưa biết hết được tất cả dịch bệnh mà các loài này có thể mang đến. Vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu về sức khỏe của các loài ĐVHD tại các trang trại nuôi là điều rất cần thiết. Từ đó, chúng ta sẽ có những thông tin xác thực để cung cấp cho cơ quan quản lý và người nuôi hiểu được những rủi ro khi nuôi ĐVHD nhằm cải thiện khâu quản lý các trang trại.

* Thời gian qua, những loại bệnh nào có nguồn gốc từ ĐVHD đã lây lan sang người? Mức độ nguy hiểm của việc lây lan này ra sao?

- Ví dụ điển hình nhất về sự truyền bệnh từ ĐVHD sang người trong thời gian gần đây là đại dịch SARS. Bệnh dịch này bắt nguồn từ loài dơi, truyền sang cầy, chồn và một số loài ĐVHD khác tại khu chợ phía Nam Trung Quốc. Những ca đầu tiên nhiễm SARS là những người bán thịt ĐVHD tại các khu chợ và người làm việc cho các nhà hàng kinh doanh thịt ĐVHD. Ngoài ra, tại châu Phi, cầy và chồn được biết đến như là con vật mang virus bệnh dại, nhiều người đã nhiễm dại sau khi bị cầy, chồn châu Phi cắn ở các trang trại.

                                    Nuôi cá sấu ở một hộ gia đình.                                                          (Ảnh: T.L)
Nuôi cá sấu ở một hộ gia đình. (Ảnh: T.L)

Virus HIV có nguồn gốc từ loài linh trưởng ở châu Phi và truyền sang người khi họ săn bắt và tàn sát loài ĐVHD này làm thức ăn. Ngày nay căn bệnh này đã tiến hóa và lây truyền từ người sang người, nhưng thực chất nó có nguồn gốc từ loài linh trưởng. Có nhiều khả năng ĐVHD ở Việt Nam cũng mang các mầm mống dịch bệnh khác, song chúng ta phải có những nghiên cứu sâu thì mới biết đó là những bệnh gì. Điều quan trọng là chúng ta phải biết rằng những virus hay vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở người lại không gây ra bất kỳ bệnh gì cho ĐVHD mang virus đó. Trong trường hợp này, ĐVHD trông có vẻ khỏe mạnh và không mang dấu hiệu của bệnh tật, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây bệnh cho người, hay các vật nuôi khác.

* Thưa bác sĩ, nghe nói Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã đang triển khai Dự án Bảo vệ sức khỏe ĐVHD và Đồng Nai được chọn làm thí điểm. Thực hiện dự án này tỉnh được lợi gì?

- Nghiên cứu về các bệnh liên quan đến ĐVHD không chỉ là đề tài mới ở Việt Nam mà còn là đề tài mới trên toàn thế giới. Khi Đồng Nai là một phần trong dự án bảo vệ sức khỏe ĐVHD của WCS thì đã trở thành một phần của nghiên cứu mang tính đột phá này. Việc tìm hiểu sức khỏe ĐVHD tại các trang trại nuôi ĐVHD tại Đồng Nai là rất quan trọng, bởi vì chúng tôi có thể phát hiện ra một số bệnh có thể gây hại cho con người hay các loài động vật khác. Những thông tin này có thể được sử dụng hữu hiệu trong việc quản lý ĐVHD tại tỉnh nhằm đảm bảo rằng tất cả các loài gồm ĐVHD, con người và các loài động vật khác đều được an toàn.

Hương Giang (thực hiện)


 

 

 

 

 

Tin xem nhiều