Báo Đồng Nai điện tử
En

Đầu tư vốn "khủng" bán hàng qua mạng

11:07, 03/07/2015

Khoảng 3 năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trực tuyến qua mạng tăng nhanh. Nhiều website bán hàng trực tuyến đã rót hàng trăm triệu USD đầu tư mở rộng mạng lưới bán hàng tại Việt Nam. Tại Đồng Nai, nhu cầu mua sắm trực tuyến qua mạng cũng tăng nhanh.

Khoảng 3 năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trực tuyến qua mạng tăng nhanh. Nhiều website bán hàng trực tuyến đã rót hàng trăm triệu USD đầu tư mở rộng mạng lưới bán hàng tại Việt Nam. Tại Đồng Nai, nhu cầu mua sắm trực tuyến qua mạng cũng tăng nhanh.

Với vài cú nhắp chuột, người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp của các thương hiệu lớn trên thế giới từ các trang mạng uy tín.
Với vài cú nhắp chuột, người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp của các thương hiệu lớn trên thế giới từ các trang mạng uy tín.

Theo Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương), cả nước hiện có 1.350 website thương mại điện tử bán hàng của doanh nghiệp, tổ chức. Năm 2014, doanh thu từ bán hàng thương mại điện tử đạt gần 3 tỷ USD, chiếm hơn 2% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Ở Đồng Nai, hầu hết các trung tâm mua sắm, siêu thị và nhiều cửa hàng bán đồ điện tử, điện thoại, mỹ phẩm, quần áo, giày dép... cũng tham gia bán hàng trực tuyến.

* Mua sắm trực tuyến tăng nhanh

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam cũng như Đồng Nai tăng nhanh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đơn vị liên kết tham gia bán hàng trực tuyến. Khách hàng mua sắm trực tuyến phần lớn từ 40 tuổi trở xuống. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh, các website thương mại điện tử không ngại đầu tư hàng chục triệu USD để mở rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh, thành và rút ngắn thời gian giao hàng.

Thông tin từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin cho hay, hiện Lazada.vn là website dẫn đầu trong bán lẻ hàng hóa trực tuyến cả nước với thị phần 21%, tiếp đến là Sendo.vn khoảng 10%, 123mua.vn là 8%, Zalora.vn 5%, Tiki.vn 4%... Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2014 tăng gấp 2 lần so với năm 2013. Các trang mạng có tên tuổi trên hầu hết bán hàng đảm bảo uy tín, khách hàng khi nhận hàng vừa ý mới thanh toán tiền.

Ông Jose Finch, Tổng giám đốc Zalora Việt Nam, cho biết: “Zalora rất chú trọng hoàn thiện khâu vận hành và chăm sóc khách hàng để mang đến cho người dùng một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất”. Cũng theo ông Jose Finch, ở khu vực phía Nam sau TP.Hồ Chí Minh thì Đồng Nai và Cần Thơ là 2 địa phương mua bán trực tuyến từ Zalora tương đối lớn, và ngày nào Zalora cũng nhận được các đơn đặt hàng trực tuyến từ Đồng Nai.

Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc quan hệ công chúng của hệ thống Siêu thị BigC, cho hay: “BigC thành lập website bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hơn 1 năm. Khi mới thành lập website chỉ bán khoảng 7 ngàn mặt hàng, nhưng thấy nhu cầu mua sắm với kênh này khá lớn nên BigC hiện nâng lên gần 30 ngàn mặt hàng để khách lựa chọn. Ở Đồng Nai nhu cầu mua sắm qua mạng tăng cao”.

* Đầu tư tiền tỷ

Với dân số hơn 90 triệu người và có 29% sử dụng internet thì việc các nhà đầu tư bỏ cả 100 triệu USD vào để đa dạng các loại sản phẩm và tăng khả năng phục vụ khách hàng là điều dễ hiểu.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, nhận xét: “Nhiều website bán hàng trực tuyến đã rót hàng trăm tỷ đồng để mở rộng các mặt hàng, mạng lưới bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng”. Cuối năm 2014, Lazada Group công bố nhận khoản đầu tư vốn gần 5 ngàn tỷ đồng (249 triệu USD) từ các tập đoàn lớn trên thế giới để phát triển 6 thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Lazada thành lập từ năm 2012, hiện đang hoạt động ở 7 thị trường là: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Hong Kong. “Từ lúc thành lập cho đến nay, công ty đã qua 3 vòng góp vốn, vòng gần đây nhất là vào cuối năm 2013 với mức đầu tư lên đến 112 triệu USD” - ông Jose Finch chia sẻ.

Ông Phm Gia Hi, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai, cho biết: “Khoảng 2 năm lại đây xu hướng mua hàng trực tuyến tăng nhanh. Có những trang mạng bán hàng uy tín, nhưng cũng có những trang mạng bán hàng không đúng chất lượng như quảng cáo khiến người tiêu dùng bức xúc tìm đến hiệp hội nhờ bảo vệ quyền lợi. Theo tôi, người tiêu dùng nên chọn mua hàng trực tuyến ở những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín để khi hàng hóa có sự cố gì có thể yêu cầu đổi trả”.

Sendo.vn, 123mua.vn, Tiki.vn, Chodientu.vn... cũng tăng đầu tư để đa dạng sản phẩm và chăm sóc khách hàng, rút ngắn thời gian giao nhận hàng để giữ chân và thu hút thêm khách mua sắm trực tuyến mới. Đại diện của Sendo.vn (Công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ) cho hay, khách hàng khi mua sản phẩm của Sendo nếu không ưng ý dịch vụ, chất lượng sản phẩm có thể đổi trả, nhận tiền lại trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận hàng mới thanh toán tiền. Đồng Nai là một trong những thị trường lớn của Sendo.

Ông Phan Văn Dân, Phó trưởng phòng Kế hoạch - tài chính Sở Công thương, cho biết: “Nhu cầu mua hàng trực tuyến tại Đồng Nai gần đây tăng nhanh. Những người tiêu dùng tham gia mua bán trực tuyến đa số là giới trẻ. Mặt hàng được mua sắm trực tuyến nhiều là điện tử, hàng may mặc, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm. Ngoài các trang mạng trực tuyến nổi tiếng thì nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm, các cửa hàng thời trang của các thương hiệu, như: MARC, Vascara, OCI, Ha Gatitini, Jean Phong Phú, PT 2000, Sofia...tại Đồng Nai cũng tổ chức bán hàng trực tuyến”. Ông Trang Phúc, Tổ trưởng marketing Siêu thị Co.op Mart Biên Hòa, cho hay: “Khách mua hàng trực tuyến tại Siêu thị Co.op Mart Biên Hòa chiếm gần 30% doanh thu. Kênh mua sắm này 2-3 năm trở lại đây đều giữ mức tăng từ 30-40%/năm nên siêu thị rất chú trọng”.

Anh Nguyễn Văn Bình, xã Hóa An (TP.Biên Hòa) nói: “Tôi thường xuyên mua hàng trực tuyến từ các trang mạng như Lazada, Zalora, Sendo và họ bán hàng khá uy tín. Nhận hàng xong mới thanh toán tiền, nhưng nếu khách hàng không vừa ý về sản phẩm có thể đổi trả lại dễ dàng”.

Bên cạnh các trang mạng bán hàng trực tuyến có uy tín của những thương hiệu lớn thì hiện nay nhiều cửa hàng quần áo, điện tử, đồ gia dụng... tại Đồng Nai không có tên tuổi, thương hiệu cũng mở ra bán hàng online. Các cửa hàng này thường cạnh tranh với các trang mạng của những thương hiệu nổi tiếng bằng giá rẻ, tuy nhiên chất lượng hàng hóa cũng “phập phù”, đôi khi không đạt yêu cầu.

Hương Giang

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích