Báo Đồng Nai điện tử
En

Phóng viên Võ Thanh Tùng và đồng phạm ra tòa

12:01, 22/01/2015

(ĐN)- Sáng 22-1, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Võ Thanh Tùng (bút danh Duy Đông, 33 tuổi, ngụ xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) là phóng viên báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh về tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.

(ĐN)- Sáng 22-1, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Võ Thanh Tùng (bút danh Duy Đông, 33 tuổi, ngụ xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) là phóng viên báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh về tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Các bị cáo...
Các bị cáo...

 Cùng bị đưa ra xét xử trong vụ án này còn có: Nguyễn Văn Tài (23 tuổi, ngụ xã Ngọc Định, huyện Định Quán); Dương Văn Minh (26 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) và Nguyễn Kim Cương (36 tuổi, phóng viên báo Thanh Niên thường trú tại Đồng Nai).

Đầu giờ sáng, các bị các được lực lượng công an dẫn giải đến phiên tòa (trong đó bị cáo Nguyễn Kim Cương được tại ngoại), nhưng đến 9 giờ cùng ngày, phiên tòa mới được bắt đầu. Sau phần thẩm vấn lý lịch các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai thừa ủy quyền của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao công bố cáo trạng đối với các bị cáo.

Tại phiên tòa bị cáo Võ Thanh Tùng cho rằng, việc nhận tiền của chủ quán bar M.T.M là do sự “giới thiệu” của anh N.V.N, công tác tại Đội Cảnh sát 113 (Công an tỉnh Đồng Nai). Tùng khai, sau khi loạt bài về quán bar được khởi đăng kỳ 1 trên Báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh thì anh N.V.N đã gọi điện cho Tùng nói: “Thanh (chủ quán bar M.T.M) là chỗ anh em có gì bỏ qua”. Khi được Tùng hỏi lại “quen như thế nào?”, thì anh N.V.N cho biết: “thân lắm”.

Ngay sau đó, anh N.V.N đã cho anh Thanh số điện thoại của Tùng để anh này trực tiếp liên hệ với Tùng nhờ can thiệp không đăng báo và tránh bị cơ quan chức năng tước giấy phép hoạt động của quán bar này.

Tại phiên tòa, khi được chủ tọa hỏi, ai là người đặt ra số tiền 200 triệu đồng để giải quyết vụ việc trên, thì Tùng khai, đó là do anh Thanh tự ý đưa ra để nhờ giải quyết việc quán anh này không bị tước giấy phép hoạt động.

...và những người có nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa
...và những người có nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa

Khi được chủ tọa hỏi rằng, địa điểm nhận tiền tại một khách sạn trên đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa) là do ai chọn, thì Tùng cho rằng, sau nhiều lần hẹn và thay đổi địa điểm, anh Thanh là người đã hẹn Tùng đến khách sạn để nói chuyện. Theo bị cáo Tùng mục đích của cuộc gặp là để nói chuyện giúp quán bar của anh Thanh không bị tước giấy phép. Riêng việc đăng báo đến lúc này (thời điểm gặp nhau) cả 4 kỳ báo về quán bar đều đã được đăng hết, nên không còn gì để nói chuyện nữa.

Theo cáo trạng, trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7-2013, Võ Thanh Tùng, cùng Nguyễn Văn Tài và Dương Văn Minh (là các cộng tác viên của báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh) được phân công thu thập tư liệu tại các quán bar, điểm đá gà, nơi kiểm tra giao thông để viết bài.

Tuy nhiên, lợi dụng các tư liệu đã thu thập được, Tùng đã uy hiếp chủ quán bar M.T.M là anh Trần Thế Duy Thanh và một số cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự trên (Công an tỉnh Lâm Đồng và Công an huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) để chiếm đoạt tổng số tiền 415 triệu đồng. Số tiền này, Tùng đã chia cho Tài 21 triệu, Minh 1 triệu đồng.

Ngoài ra, cùng thời gian này, Tùng đã lợi dụng ảnh hưởng nghề nghiệp của mình, liên hệ với Nguyễn Kim Cương để “bảo kê” cho hàng chục chiếc xe tải chở hàng qua địa bàn Đồng Nai. Với hành vi này, Tùng đã nhận 144 triệu đồng và chia cho Cương 19,5 triệu đồng.

Cũng trong buổi xét xử đầu tiên, chủ tọa phiên tòa tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo Tài và Minh để làm rõ hành vi nhận tiền của cán bộ Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Lâm Đồng) và cảnh sát trật tự Công an huyện Thống Nhất. Trong các nội dung này, Tùng đều thừa nhận việc mình có lợi dụng các tư liêu thu thập được trong quá trình làm báo để cưỡng đoạt tiền của một số cán bộ công an.

Buổi chiều, trong phần trả lời hội đồng xét xử về hành vi nhận “bảo kê” xe cho một số chủ phương tiện ở Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, bị cáo Tùng cho rằng, việc này cũng xuất phát từ anh N.V.N nói có một số chiếc xe tải chuyên vận chuyển hàng qua địa bàn Đồng Nai và nhờ Tùng có quen biết CSGT thì xin giúp khi bị thổi phạt.

Tại phiên tòa, ông H.N.T (ngụ TP.Biên Hòa) người đã gửi Tùng 17 chiếc xe cũng đã thừa nhận việc quen biết Tùng được thông qua anh N.V.N. Sau đó, hai bên đã hẹn nhau uống cà phê và thỏa thuận việc “bảo kê”. Tùng cho rằng, trước khi đặt vấn đề gửi xe ông T. có nói, trước đó có nhờ một người khác nhưng đến thời điểm đó người này đã chuyển công tác nên không “xin” xe được nữa. Ngoài ra, Tùng cũng không đưa ra giá mỗi chiếc xe khi được “bảo kê”, nhưng thừa nhận có nhận giúp “vì đó là chỗ quen biết với anh N”. Để thực hiện việc “bảo kê” này Tùng đã giao cho Tài là người hỗ trợ mình trong việc liên hệ với tài xế và nhận tiền.

Trong quá trình trả lời, Tùng cũng đã thừa nhận do xe gửi quá nhiều nên Tùng đã nhờ Nguyễn Kim Cương giúp. Về việc này, Nguyễn Kim Cương cũng thừa nhận có nhận lời giúp xin xe cho Tùng. Tuy nhiên, theo Tùng nói, thì đây là số xe người quen trong quá trình viết các loạt bài có liên quan đến CSGT trước đó. Do vậy, rất khó khi Tùng trực tiếp đặt vấn đề xin xe và phải nhờ đến Nguyễn Kim Cương.

Ngày mai (23-1) phiên tòa sẽ tiếp tục phần tranh luận. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra đến hết ngày 23-1.

P.V

 

Tin xem nhiều