Báo Đồng Nai điện tử
En

Mục tiêu 1 triệu m<sup>3</sup> nước sạch/ngày, liệu có khả thi?

09:06, 13/06/2011

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 100 ngàn hộ dân sử dụng nước sạch, so với năm 2000 tăng gấp 3 lần. Trong 5 tháng đầu năm nay, Đồng Nai đã có gần 3 ngàn hộ đăng ký lắp đặt hệ thống cấp nước (HTCN) máy, nâng tổng số hộ có nước sạch sử dụng trên toàn tỉnh lên khoảng 110 ngàn hộ. Đáng chú ý là thời gian gần đây, nhận thức của nhân dân ở vùng nông thôn trong việc sử dụng nước máy được nâng lên.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 100 ngàn hộ dân sử dụng nước sạch, so với năm 2000 tăng gấp 3 lần. Trong 5 tháng đầu năm nay, Đồng Nai đã có gần 3 ngàn hộ đăng ký lắp đặt hệ thống cấp nước (HTCN) máy, nâng tổng số hộ có nước sạch sử dụng trên toàn tỉnh lên khoảng 110 ngàn hộ. Đáng chú ý là thời gian gần đây, nhận thức của nhân dân ở vùng nông thôn trong việc sử dụng nước máy được nâng lên.

* Những con số ấn tượng

 Thực tế, từ lâu việc sử dụng nước giếng đào hoặc giếng khoan đã trở nên gần gũi với người nông dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cứ vào mùa khô là diễn ra tình trạng nước giếng cạn kiệt, dẫn đến nhiều khu vực dân cư không đủ nước sinh hoạt. Hiện tượng nước ngầm giảm sút là điều cảnh báo từ lâu, song vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
Hệ thống xử lý nước tại xí nghiệp nước Biên Hòa.                            Ảnh: T. NGUYÊN
Hệ thống xử lý nước tại xí nghiệp nước Biên Hòa. Ảnh: T. Nguyên

Giữa năm 2010, xí nghiệp nước Tân Định đi vào hoạt động, chịu trách nhiệm cung cấp nước sạch tại hai thị trấn: Tân Phú (công suất 2.500 m3/ngày) và Định Quán (4.200  m3/ngày). Ngay lập tức, dân cư ở khu vực thị tứ này đăng ký dùng nước máy tăng nhanh. Đến nay, những khu vực này đã có khoảng 1 ngàn hộ sử dụng nước máy, thay vì nước giếng như trước đây. Tương tự, tại thị trấn Vĩnh An (Vĩnh Cửu) ngày trước người dân chỉ sử dụng nước giếng, nhưng khi xí nghiệp nước Vĩnh An được hình thành (công suất 2 ngàn  m3/ngày), đã giúp người dân không phải mua nước giá cao trong mùa nắng nóng. Ngoài ra, thời gian sau này khi HTCN dẫn về các khu đô thị thì một số khu vực vùng nông thôn ở Trảng Bom, Xuân Lộc, Nhơn Trạch... cũng được cải thiện đáng kể tình trạng thiếu nước sạch sử dụng.         

Ngoài những dự án đã và sắp thực hiện, Công ty cấp nước còn đang hoàn tất thủ tục để thời gian tới tiến hành đầu tư nhiều HTCN các phường: Tân Phong; Tân Mai - An Bình - Tam Hiệp - Tân Hiệp; Long Hưng (Biên Hòa); Trường sĩ quan lục quân 2; thị trấn Long Giao (Cẩm Mỹ); các xã Vĩnh Tân, Trị An, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân Bình, Bình Lợi, Bình Hòa (Vĩnh Cửu)...

Thống kê của Công ty TNHH một thành viên cấp nước Đồng Nai (gọi tắt là Công ty cấp nước) cho thấy, năm 1990 toàn tỉnh chỉ có khoảng 8.200 hộ dân được sử dụng nước sạch, trong đó mới có 2.600 đồng hồ. Đến năm 2000 đã tăng lên 24 ngàn hộ; năm 2001 hơn 30 ngàn hộ với trên 99% lắp đặt đồng hồ. Vào những năm gần đây, lượng khách hàng sử dụng nước máy tiếp tục tăng nhanh, cho đến năm 2010 đạt gần 100 ngàn hộ. Vào thời điểm năm 2010, tổng công suất nước của công ty cung cấp trên toàn tỉnh đạt 230 ngàn  m3/ngày, so với năm 2000 tăng 336%.

* Mục tiêu đạt 1 triệu m3 nước/ngày

Đánh giá về quá trình phát triển HTCN trên toàn tỉnh, giám. đốc Công ty cấp nước Đặng Trọng Thành cho rằng, tốc độ đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua khá lớn. Chỉ tính riêng TP.Biên Hòa, đô thị loại II có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội khá cao với nhiều khu công nghiệp, nên đòi hỏi phải có mạng lưới cấp nước đủ cung ứng cho dân cư và các KCN. Hiện tại, các nhà máy nước: Biên Hòa (công suất 36 ngàn  m3/ngày), Long Bình (30 ngàn  m3/ngày), Thiện Tân (100 ngàn  m3/ngày) đã hoạt động ổn định. Ngoài Biên Hòa, các địa phương khác đều có đơn vị cấp nước, đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước đạt chất lượng.
Lắp đặt đường ống dẫn nước Biên Hòa - Nhơn Trạch.  Ảnh: T.N
Lắp đặt đường ống dẫn nước Biên Hòa - Nhơn Trạch.  Ảnh: T.N

Thực tế, HTCN trên địa bàn tỉnh gần đây đã được mở rộng, song so với yêu cầu vẫn còn hạn chế. Theo quy hoạch cấp nước đến năm 2020, toàn tỉnh cần 1 triệu  m3 nước/ngày, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2010. Đây là mục tiêu mà Công ty cấp nước phải hướng đến, trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện các dự án. Cụ thể là công trình HTCN Nhơn Trạch giai đoạn 1 (công suất 100 ngàn  m3/ngày) từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản đang thi công. Lẽ ra dự án này phải hoàn thành vào quý I vừa qua, nhưng do công trình nhà máy xử lý nước mới chỉ nhận được 4,7 hécta/18 hécta toàn diện tích; đường ống dẫn các địa phương cũng mới giao 30km mặt bằng, thay vì 40km, nên dự án phải kéo dài. Ngoài ra, còn có các dự án: nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 2 từ vốn ODA của Hàn Quốc (công suất 100 ngàn m3/ngày) đang tổ chức mời thầu xây lắp; HTCN Nhơn Trạch giai đoạn 2 cũng từ vốn ODA của Nhật Bản (công suất 100 ngàn  m3/ngày) đang lập dự án đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án sử dụng vốn ngân sách đang thực hiện, gồm HTCN các khu vực: thị trấn Tân Phú, làng nghề gốm sứ Tân Hạnh, phường Tân Biên, Trảng Bom, Hoá An - Tân Hạnh; các dự án chuẩn bị thi công: HTCN các phường: Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Hòa và mở rộng HTCN Gia Ray (Xuân Lộc)...

Theo ông Thành, những năm gần đây ngân sách nhà nước eo hẹp, song do tình hình xã hội hóa cấp nước được đẩy mạnh nên từng bước đã tháo gỡ được khó khăn. Thời gian tới, nếu phong trào này tiếp tục được nhân rộng xuống vùng sâu, vùng xa, thì mục tiêu đạt 1 triệu  m3 nước/ngày vào năm 2020 là điều có thể thực hiện được.

Năm 1990, công suất cấp nước khi ấy của hai nhà máy nước Biên Hòa và Long Khánh là 25.300 m3/ngày, phục vụ hơn 7.700 hộ dân, tiêu thụ 4 triệu m3/năm. Thế nhưng, do thiết bị kỹ thuật còn hạn chế nên tỷ lệ thất thoát cao hơn 51%. Từ đó đến nay, HTCN trên địa bàn tỉnh liên tục được sửa chữa, nâng cấp nên tỷ lệ tiêu hao nguồn nước chỉ còn 2,99%.

Tạ Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều